Theo Cục thống kê xuất khẩu lao động nước ngoài. Năm 2014, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt kế hoạch đề ra, ước tính cả có hơn 105.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài, (đạt 110% so với kế hoạch đề ra (90. 000 lao động)
Các thị trường truyền thống, tăng trưởng ổn định số lao động tiếp nhận đã tạo đà cho xuất khẩu lao động vượt kế hoạch. Thị trường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan vẫn chiếm tỉ lệ cao mở ra nhiều cơ hội mới cho lao động Việt Nam đi làm việc tại mới, điều kiện tốt, thu nhập cao trong 2015
Thị trường truyền thống tăng mạnh
Phó Cục trưởng Quản lý lao động nước ngoài. Tống Hải Nam cho biết, mặc dù 2014 còn chịu ảnh hưởng của nền kinh tế khủng hoảng. Xí nghiệp, nghiệp đoàn nước ngoài không còn mặn mà với lao động nước khác, nhu cầu tiếp nhận lao động của nhiều thị trường chưa thực sự phục hồi và ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia cung ứng lao động. Tuy vậy, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm qua vẫn vượt kế hoạch đề ra, ước tính cả nước đưa đi được 105.000 lao động, đạt 110% so với kế hoạch đề ra trong năm nay là 90.000 lao động
Năm qua tại các thị trường trọng điểm truyền thống, số lượng lao động đưa đi tăng đáng kể so với năm 2013. Cụ thể: Đài Loan (Trung Quốc) hơn 55.000 lao động (năm 2013 là 42.000), Nhật Bản gần 20.000 lao động (năm 2013 là 9.600), Hàn Quốc gần 7.000 lao động (năm 2013 là 5.500)
Đây là những con số khẳng định một năm thành công của thị trường xuất khẩu lao động. Đài Loan là thị trường thu hút được khá nhiều lao động Việt Nam sang làm việc. Số lượng lao động Thái Lan làm việc tại Đài Loan tiếp tục xu hướng giảm khi nguồn lao động thay thế chủ yếu là Việt Nam. Các doanh nghiệp đã nắm bắt được cơ hội và nỗ lực trong tuyển chọn, đào tạo và đáp ứng nguồn cung cho thị trường lao động Đài Loan
Một thị trường trong mấy năm gần đây cũng nổi lên như một xu hướng đó là Nhật Bản. Nhật Bản ngày càng thu hút được lao động Việt Nam sang làm việc bởi Nhật có môi trường làm việc chuyên nghiệp, trình độ công nghệ hiện đại. Thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản chủ yếu là ngành cơ khí, điện tử, dệt may. Hiện nay Nhật Bản cũng đã mở rộng các ngành nghề khác như thực phẩm, nông nghiệp ... tạo nhiều cơ hội mới cho các bạn muốn đi XKLD Nhật Bản. Ngoài ra Nhật đang gấp rút xây dựng các công trình phục vụ cho Thế vận hội 2020, Nhật dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh và đang xem xét việc tái tiếp nhận lại thực tập sinh xây dựng để hoàn thành hợp đồng về nước trước đây.
Mở cửa vào thị trường mới thu nhập cao
Ngoài việc xuất khẩu lao động phổ thông, Việt Nam cũng đang có chính sách phái cử thực tập sinh trình độ cao, thí điểm là đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật và Đức đang được triển khai khá thuận lợi. Một bước đà để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động trình độ cao, thu nhập khá tại các nước phát triển
Tại khi vực Châu Phi và Trung Đông, Việt Nam sẽ ký kết thỏa thuận với Angola và Arabia trong một số lĩnh vực để tạo điều kiện phát triển phát triển việc làm an toàn cho lao động Việt Nam
Cộng cồng kinh tế Asean được thành lập trong 2015 sẽ có 8 ngành nghề được tự do di chuyển thông qua thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương bao gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó có nhân lực được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cũng được di chuyển tự do hơn. Số người lao động Việt Nam trong 8 ngành nghề nói trên hoặc có trình độ, bằng cấp đạt tiêu chuẩn sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các nước trong khối, đồng thời có điều kiện dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc tận dụng những cơ hội này
Một thành tích khá nổi bật trong năm 2014, hi vọng nó sẽ là nước đà vững chắc cho thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... trong 2015
Đang truy cập : 5
Hôm nay : 806
Tháng hiện tại : 10,243
Tổng lượt truy cập : 3,042,700