HƯỚNG DẪN LÀM HỘ CHIẾU KHI ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Thứ bảy - 02/11/2019 17:04
 

        Hộ chiếu là giấy thông hành bắt buộc phải có khi bạn đi sang Nhật theo diện thực tập sinh. Vậy, hộ chiếu là gì? thủ tục xin cấp hộ chiếu như thế nào?...Hãy cũng Việt Phú theo dõi những thông tin dưới đây

 

I. Tìm hiểu về hộ chiếu

 

1. Hộ chiếu (Passpost) là gì?

 

        Hộ chiếu là một loại giấy tờ do nhà nước cấp cho công dân của nước đó để nhận diện cá nhân và quốc tịch của người được cấp. Hộ chiếu là giấy thông hành để bạn có thể đi từ quốc gia mình tới quốc gia khác. Đối vơi các bạn đi du học Nhật Bản hoặc xuất khẩu lao động Nhật Bản, các bạn chắc chắn phải làm hộ chiếu.

 

Các thông tin có trên hộ chiếu:

 

- Số hộ chiếu

- Ảnh

- Ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính.

- Số chứng minh thư nhân dân.

- Nơi sinh.

- Cơ quan cấp; Nơi cấp.

- Các nước có thể đi đến (hộ chiếu Việt Nam thì không có mục này).

- Thời hạn sử dụng.

- Vùng để xác nhận thị thực.

- Tên và thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu.

 

 

2. Cơ quan nào có quyền cấp Hộ chiếu?

 

         Căn cứ theo luật Lý lịch tư pháp 2009; Nghị định số 111/2010/NĐ – CP của Chính Phủ về việc hướng dẫn thực hiện Luật Lý lịch Tư pháp; Thông tư 13/2011/TT – BTP của Bộ Tư pháp. Sở Tư pháp phối hợp với Phòng Hồ sơ nghiệp vụ (PC27) - Công an tỉnh có thẩm quyền quyết định cấp Lý lịch tư pháp theo quy định.

 

II. Hướng dẫn làm hộ chiếu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

 

1. Thủ tục xin cấp hộ chiếu lần đầu

 

Để xin cấp hộ chiếu lần đầu, người lao động cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

-Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (Theo mẫu TK1).

-4 ảnh 4 x 6 cm (Chụp không quá 6 tháng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đội mũ).

 

Một số quy định về chụp ảnh hộ chiếu nhất định phải biết? 

 

- Trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi cần tờ khai theo mẫu và có xác nhận giáp lai ảnh của cơ quan địa phương; 4 ảnh 4×6, bản sao giấy khai sinh (Nếu cần)

- 2 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông (TK1) có xác nhận và dấu giáp lai ảnh của Trưởng công an phường, xã - nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn.

- Nếu người đề nghị cấp hộ chiếu xuất trình đầy đủ giấy chứng minh nhân dân và giấy tờ về hộ khẩu hợp lệ, thì tờ khai không cần phải có xác nhận của Trưởng công an phường, xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn.

 

2. Thủ tục gia hạn bổ sung, sửa đổi, cấp đổi hoặc cấp lại hộ chiếu

 

 -1 tờ khai đề nghị gia hạn, bổ sung, sửa đổi, cấp đổi hộ chiếu phổ thông (theo mẫu TK2).

 -Nếu xin gia hạn, bổ sung, sửa đổi hộchiếu thì dán 1 tấm ảnh vào tờ khai, nếu xin cấp đổi hộ chiếu thì kèm theo 3tấm ảnh mới chụp không quá 6 tháng, cỡ 4 x 6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần.

 -Trường hợp xin sửa đổi chi tiết nhân thân ghi trong hộ chiếu (như họ tên, ngày sinh, nơi sinh…), phải kèm theo giấytờ có giá trị pháp lý về việc thay đổi chi tiết nhân thân đó.

 -Những trường hợp mất hộ chiếu xin cấp lại, hoặc đã quá hạn 1 năm trở lên mới xin gia hạn hoặc xin cấp đổi thì phải làm thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu như lần đầu.

 

3. Nơi nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu

 

- Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại:  Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xin hộ chiếu Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.

- Thời gian nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

 

 

4. Thời gian giải quyết hồ sơ

 

- Từ 5 đến 15 ngày.

- Trường hợp đến ngày trả kết quả mà người đề nghị chưa nhận được hộ chiếu, có quyền yêu cầu cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời lý do bằng văn bản (nộp hồ sơ ở đâu thì cơ quan xuất nhậpcảnh nơi đó có trách nhiệm trả lời).

 

5. Nơi trả kết quả thủ tục cấp hộ chiếu

 

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:  Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh ( Thành phố) nơi người xin cấp hộ chiếu có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

- Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

 

6. Lệ phí làm hộ chiếu

 

- Lệ phí cấp hộ chiếu: 200.000 đồng

- Lệ phí gia hạn hộ chiếu: 100.000 đồng

 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết