Với con số lên tới hơn 105 000 người đi làm việc tại nước ngoài trong 12 tháng vừa qua, có thể nói năm 2014 là một năm thành công rực rỡ đối với hoạt động XKLĐ nói chung và xuất khẩu lao động Nhật Bản nói riêng. Tuy nhiên khi nhìn lại và phân tích mọi góc cạnh, chúng ta nhận ra rằng đây là một bức tranh có cả 2 mặt sáng, tối. Bênh cạnh những điểm tích cực vẫn còn tồn tại những điểm chưa hợp lý, cần cải thiện và khắc phục trong năm tới.
Trước tiên hãy cùng Việt Phú tổng kết lại những thành tựu tiên tiến mà lĩnh vực xuất khẩu lao động đã đạt được trong năm vừa qua. Số lượng là dấu hiệu trực quan, sinh động nhất mà chúng ta có thể thấy được. Từ con số rất khiêm tốn 80 000 trong các năm trước đó cho đến con số vượt trội trong năm vừa rồi là một bước tiến đáng kể mà không ai có thể phủ nhận. Làm được điều này là nhờ một phần không nhỏ từ những chính sách, nỗ lực từ phía Nhà nước và các cơ quan chức năng, cộng thêm với phong cách làm việc chuyên nghiệp của các công ty đầu ngành.
Các thị trường XKLĐ trong năm vừa qua khá ổn định, đã cho thấy những nỗ lực trong việc phát triển và duy trì thị trường. Phát triển vượt bậc nhất trong năm vừa qua chính là Nhật Bản với con số lên tới hơn 20000 người, đạt gấp đôi so với chỉ tiêu ban đầu. Điều đó lý giải tại sao xuất khẩu lao động sang Nhật Bản lại đang trở thành một giấc mơ được nhiều người theo đuổi nhất hiện nay. Càng ngày, sức hút của Nhật Bản ngày càng trở nên lớn mạnh với nhu cầu tuyển dụng cao trong các ngành nghề đa dạng. Yêu cầu từ phía đối tác là lao động có tay nghề, tuân thủ kỷ luật và thành thạo ngoại ngữ.
Bức tranh về thị trường xuất khẩu lao động 2014 của Việt Nam có gam màu chủ đạo là tươi sáng, tuy nhiên khi quan sát kỹ chúng ta vẫn nhận ra được những mảng tối cần phân tích, khắc phục. Đó là việc nhiều lao động của chúng ta bỏ trốn khi làm việc tại Hàn Quốc, tỉ lệ này rất lớn, lên tới 40%, tương đương với con số gần 15000 lao động. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, nhiều cơ hội việc làm tại đây sẽ không thể đến được với nhiều người có nhu cầu.
Nhắc đến năm 2014 người ta cũng không thể không kể đến rủi ro cho hoạt động XKLĐ tại thị trường Lybia. Trước tình hình bất ổn tại đất nước này mà rất nhiều lao động đã phải khăn gói về nước, để lại bao sự tiếc nuối. Ngoài ra vấn nạn xuất khẩu lao động chui tại Nga và nhiều nước khác cũng đang làm đau đầu các cơ quan quản lý.
Những phân tích trên đây đã giúp khát quát lại phần nào toàn cảnh thị trường năm 2014. Hy vọng với những thông tin đó, chúng ta có được những kế hoạch, bước đi vững chắc để có thể phát triển thị trường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản 2015 phát triển bền vững.
Đang truy cập : 10
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 9
Hôm nay : 242
Tháng hiện tại : 26,075
Tổng lượt truy cập : 3,012,668