Với những thành công đã đạt được trong năm 2014 vừa qua, người ta đang đặt nhiều niềm tin vào hoạt động xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015 lột xác mạnh mẽ hơn. Các mục tiêu cho năm mới đã được đề ra nhưng việc thực hiện chúng chưa bao giờ là điều dễ dàng. Việc đó đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng đến từ tất cả các phía. Một trong số đó đến từ các chính sách hỗ trợ ưu tiên dành cho xuất khẩu lao động và quan trọng hơn là việc áp dụng chúng vào trong thực tế.
Sáng ngày 19 tháng 1 vừa qua, tại Lào Cai, Hội nghị "Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề và giảm nghèo bền vững tại các huyện nghèo" đã diễn ra rất thành công. Trong khuôn khổ của hội nghị này, chúng ta đã nhìn nhận ra những khó khăn còn đang gặp phải khi áp dụng các chương trình, chính sách. Cụ thể: tỉ lệ hộ thuộc diện nghèo mới chỉ giảm xuống vài phần trăm so với năm trước, số lượng người được dạy nghề cũng tăng lên một cách rất khiêm tốn. Đặc biệt hơn cả là dù ưu tiên cho các huyện nghèo, vùng sâu vùng xa nhưng hiệu quả mà nó mang đến cho những vùng này chưa được cải thiện đáng kể. Với tình trạng triển khai này, có thể chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra trong năm mới.
Sô lượng gần 10000 lao động được đi làm việc tại nước ngoài trong vòng 5 năm qua quả thực là khiêm tốn so với những cố gắng chúng ta đã bỏ ra. Điều đó xuất phát từ chính việc áp dụng các chính sách ưu tiên, hỗ trợ còn gặp phải nhiều khó khăn và chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Điều đó đã và đang đặt ra với chúng ta bài toán khó, cần phải đưa ra những giải pháp nhằm thay đổi cơ chế, chính sách và cách đưa nó vào thực tế như thế nào. Chỉ khi làm được điều đó, chúng ta mới có thể hi vọng vào một năm xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015 khởi sắc hơn năm cũ.
Để thực hiện những mong muốn trên, Phó Thủ tướng cho rằng các đơn vị chức năng cần rà soát, kiểm tra hoạt động hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với huyện nghèo. Thực tế cho thấy nhiều hộ có tâm lý ỷ lại, không muốn thoát nghèo để được nhận các trợ cấp khác. Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn Luật cần phải được công bố và ban hành rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh, tổ chức giáo dục tại địa phương.
Một điều đặc biệt quan trọng trong chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015 là việc chú trọng vào công tác dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực trong nước về cả trình độ chuyên môn lẫn khả năng ngoại ngữ. Quá trình giảng dạy, đào tạo nghề phải gắn liền với nỗ lực tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc tại nước ngoài. Cán bộ, các ban ngành địa phương cũng cần đi sâu vào quần chúng nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ đồng thời tuyên truyền một cách sâu sắc về hoạt động này. Khi thực hiện được tất cả các điều trên, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin hoàn thành mục tiêu đã đặt ra trong năm 2015 tới.
Đang truy cập : 10
Hôm nay : 596
Tháng hiện tại : 9,130
Tổng lượt truy cập : 3,115,364