Trong những nỗ lực nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, nhà nước đã có những chính sách nhằm hỗ trợ kinh tế, xã hội ở các huyện nghèo. Một trong số đó là những ưu đãi, khuyến khích dành cho hoạt động XKLD, cụ thể hơn là xuất khẩu lao động Nhật Bản. Mặc dù có nhiều ưu đãi như vậy nhưng việc áp dụng chúng vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn và chưa đem lại hiệu quả cao. Nguyên nhân xuất phát từ đâu? Cách giải quyết như thế nào? Hãy cùng Việt Phú đi tìm câu trả lời trong bài viết này.
Tỷ lệ xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo vẫn còn rất thấp.
Theo những thông tin từ Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội thì hiện nay trên cả nước có trên 30 doanh nghiệp đã và đang hoạt động trong lĩnh vực XKLD với gần 400 hợp đồng cung ứng lao động. Đặc biệt trong số đó có 24 doanh nghiệp đã ký hợp đồng đặt hàng, tuyển dụng, đào tạo và đưa các đối tượng thuộc huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài với những ưu đãi nhất định. Thực hiện từ 2009 cho đến nay hoạt động này cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định với hơn 27000 lao động thuộc các huyện này tham gia, trong đó có 19000 người được tuyển chọn, tham gia đào tạo tay nghề và ngoại ngữ và hơn 10000 người được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, UAE … Với việc ưu tiên các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa thì đã có trên 90% con số này là đồng bào các dân tộc ít người. Đó quả là những tín hiệu đáng mừng mà chúng ta cần phát huy.
Mặc dù đã đạt được những tín hiệu tích cực nhưng đánh giá một cách khách quan thì hoạt động áp dụng các chính sách này vẫn chưa đem lại những hiệu quả như mong muốn. So với mục tiêu hơn 50000 người thuộc huyện nghèo đi làm việc tại nước ngoài mỗi năm thì những con số đạt được là rất khiêm tốn. Trung bình mỗi năm qua, số lượng lao động thuộc diện trên được tạo điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, Đài Loan và các vùng khác chỉ đạt con số vài nghìn. Trước tình hình đó, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp hợp lý.
Làm thế nào để cải thiện hiệu quả áp dụng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động của các huyện nghèo.
Để cải thiện tình hình, trước hết chúng ta phải thay đổi từ cơ chế, chính sách cho đến cách thức tổ chức thực hiện. Các văn bản hướng dẫn đãn thay đổi theo hướng tăng hỗ trợ, đầu tư, đồng thời chú trọng nội dung và phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động. Quan trọng hơn cả là việc tuyên truyền và giáo dục để mọi người được tiếp cận tốt hơn với hoạt động mang lại rất nhiều lợi ích này. Về tổ chức thực hiện, cần thực hiện theo một kế hoạch rõ ràng, nhất định, thường xuyên đánh giá, tổng kết để nâng cao chất lượng công việc.
Nói tóm lại, việc ưu tiên các đối tượng huyện nghèo đi xuất khẩu lao động Nhật Bản và các nước khác là một hướng đi đúng đắn, cần thiết. Thế nhưng để có thể thực hiện tốt những chính sách đó đòi hỏi sự kết hợp từ tất cả các cơ quan, tổ chức, ban ngành, doanh nghiệp có liên quan và cả những nỗ lực từ phía người dân. Tất cả cùng hướng đến việc thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo, vì một đất nước Việt Nam ngày càng trở nên giàu mạnh, văn minh.
Đang truy cập : 7
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 5
Hôm nay : 651
Tháng hiện tại : 10,088
Tổng lượt truy cập : 3,042,545