Nhật Bản là đất nước đề co pháp luật và lòng trung thực là một đức tính được đặt nên hàng đầu. Tuy nhiên, có 1 lý do vô cùng thú vị nữa lý giải nguyên nhân tại sao Nhật Bản là nước số 1 về "Nhặt được của rơi, trả người đánh mất"
Thứ 1: Pháp luật quy định cụ thể việc giao nộp của rơi và hậu tạ
Nếu ai tìm hiểu về văn hóa hay con người Nhật Bản đều phải khẳng định rằng, Nhật Bản là nước luôn đề cao pháp luật và rất công bằng. Trong Luật pháp Nhật quy định ai nhặt được của rơi "phải nhanh chóng trả lại cho chủ hoặc giao nộp cảnh sát, bất chấp giá trị món đồ". Sau đó nếu món đồ được tìm thấy, pháp luật cũng yêu cầu người làm mất phải hậu tạ "ít nhất là 5% và nhiều nhất là 20% giá trị tài sản cho người nhặt được".
Cho dù hiện vật đó có giá trị lớn hay nhỏ thì đều phải trình báo công an. Trường hợp nếu sau 2 tuần không có người nhận thì nó sẽ thuộc về chủ mới.
Nhờ những quy định chặt chẽ trên mà người Nhật luôn nhanh chóng báo cảnh sát khi bị mất đồ. Ngược lại, họ cũng ý thức tuân thủ điều luật khi tìm thấy những đồ vật không thuộc về mình.
Thứ 2: Giá trị đạo đức Nhật Bản đề cao lòng trung thực
Ở Nhật Bản, đầu tư cho giáo dục là quan trọng nhất. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ em Nhật Bản đã được dạy phải giao nộp của rơi, đừng nảy sinh lòng tham mà biến nó thành của riêng.
Chính vì vậy, nhặt được của rơi giả người đánh mất đối với họ là nguyên tắc sống bình thường, không có gì đáng ngưỡng mộ.
Thứ 3: Quan niệm rằng nếu nảy sinh lòng tham sẽ bị Thánh Thần trừng phạt
Ở Nhật Bản, niềm tin "vạn vật đều là Thần" đã ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đức và lối sống của người dân. Mỗi một hiện vật đều sẽ có 1 vị thần che chở.
Chính vì vậy, họ tin rằng nếu sử dụng đồ vật của người khác mà không có sự đồng ý thì sẽ bị trừng phạt. Và cho đến ngày nay, triết lí từ Thần Đạo Nhật Bản vẫn có sức ảnh hưởng rất sâu rộng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 8
Hôm nay : 810
Tháng hiện tại : 10,247
Tổng lượt truy cập : 3,042,704