Chúng ta vẫn biết đến xuất khẩu lao động Nhật Bản như một hoạt động đã tạo ra những sự thay đổi kỳ diệu đối với bộ mặt kinh tế xã hội đất nước. Một trong những sự thay đổi đó là việc tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho các bạn trẻ, hầu hết đều là các công việc rất tốt với mức lương thưởng cao và rất nhiều đãi ngộ tuyệt vời khác. Thế nhưng đằng sau sự phát triển với tốc độ chóng mặt đó là những nỗi lo, những câu hỏi liên tục được đặt ra về các chế độ, chính sách hậu XKLD. Những người lao động sau khi kết thúc kỳ hạn thực tập sinh kỹ năng 1 năm hoặc 3 năm, sau khi trở về nước sẽ được tạo điều kiện như thế nào?
Trái ngược với sự phát triển nhanh chóng của xuất khẩu lao động sang các thị trường khác nhau thì các chính sách đãi ngộ dành cho các tu nghiệp sinh khi về nước lại chưa được quan tâm một cách tương ứng. Trong thời gian qua, chỉ có duy nhất Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội đã có những chương trình hợp tác với IMM (Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản) để có thể mang đến cho các bạn trẻ những việc làm tốt khi trở về từ đất nước mặt trời mọc. Đó là một thiếu sót lớn và rất cần được khắc phục trong thời gian tới.
Để góp phần giải quyết tình trạng trên, Nghiệp đoàn Kanto Information Industry tại Tokyo đã phối hợp với các đơn vị trong nước để tổ chức Ngày hội việc làm vào ngày 14 tháng 3 vừa qua. Chỉ trong một tuần lễ diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh, sự kiện này đã đạt được những thành công vang dội khi đã có tới gần 400 người đăng ký và đã giài quyết được hàng chục việc làm ngay trong những ngày cuối tháng 3 này. Dù những con số trên chưa phải là quá lớn nhưng chỉ thế thôi cũng đủ để chúng ta cảm nhận được những tình cảm hữu nghị ấm áp từ phía Nhật Bản.
Không phải ngẫu nhiên mà tầm quan trọng của hoạt động này lại được đánh giá cao đến vậy. Trải qua thời gian từ 1 đến 3 năm xuất khẩu lao động Nhật Bản, thông thường các tu nghiệp sinh sẽ tích lũy được những kinh nghiệm làm việc, tiếp xúc với những máy mọc hiện đại hàng đầu thế giới. Thế nhưng chính điều này cũng gây ra những trở ngại không nhỏ khi về nước bởi đa phần các doanh nghiệp trong nước đều đang áp dụng theo những công nghệ, kỹ thuật khá lạc hậu. Chính vì thế mà lượng lao động về nước bị thất nghiệp là tương đối cao, đây là một sự lãng phí rất lớn về nhân lực.
Có thể nói, điều đáng quý ở ngày hội này không phải là số lượng người lao động được tạo việc làm mà ở chính tinh thần trách nhiệm cao của các đối tác. Sự kiện như một hồi chuông, một lời nhắc nhở người ta quan tâm hơn đến công tác hậu xuất khẩu, đến hoạt động tạo công ăn việc làm cho các tu nghiệp sinh về nước. Chỉ khi thực hiện được điều này một cách triệt để, XKLD Nhật Bản mới có thể phát triển một cách bền vững nhất.
Đang truy cập : 10
Hôm nay : 225
Tháng hiện tại : 26,058
Tổng lượt truy cập : 3,012,651