Điều kỳ diệu ở "Làng ngư dân đi Tây"

xuat khau lao dong nhat ban dieu ky dieu

xuat khau lao dong nhat ban dieu ky dieu

Chính xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành đánh bắt hải sản đã mang đến cho một làng quê ven biển và ngư dân nơi đây những sự thay đổi kỳ diệu.

     Đánh bắt thủy hải sản là một ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản rất quan trọng, bên cạnh các ngành nghề phổ biến khác như nông nghiệp, xây dựng, dệt may, chế biến thực phẩm … Đặc biệt đối với các nước có diện tích mặt biển lớn như Nhật và Hàn Quốc thì nhu cầu nhân lực trong ngành này luôn ở mức rất cao. Trong những năm gần đây các nước này đang ráo riết tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng để đáp ứng nhu cầu đó, và Việt Nam là một lựa chọn không thể lý tưởng hơn. Và từ đây, nhiều điều kỳ diệu đã liên tiếp xảy đến tại những làng quê ở đâu đó trên dải đất hình chữ S này.

 

     Để bắt đầu câu chuyện như cổ tích thời hiện đại này, chúng tôi đã có một chuyến đi về thôn Kỳ Xuyên, xã Tịnh Kỳ, Quảng Ngãi – một làng chai ven biển quanh năm nắng gió. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê quanh năm chài lưới, nghề đánh bắt hải sản ngoài đại dương đã gắn bó với người dân nơi đây từ ngàn đời nay. Những kinh nghiệm được cha ông truyền dạy lại được các thế hệ con cháu gìn giữ và áp dụng vào cuộc sống mưu sinh. Thế nhưng dù yêu nghề, yêu biển nhưng mức lương làm thuê chỉ từ 3 đến 6 triệu đồng là một con số ít ỏi, khó để các ngư dân có thể trang trải cuộc sống của mỗi gia đình 4 – 5 miệng ăn. Khó khăn đã khiến họ quyết khăn áo ra đi tìm một con đường khác. Đúng lúc này, những công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản đã tìm đến và mang lại những cơ hội có một không hai dành cho họ.

 

     Nhận thấy những tiềm năng mà xuất khẩu lao động mang lại, những người dân nơi đây đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội cho bản thân mình. Trong vòng vài năm, con số người đi XKLD tại nơi đây đã tăng lên con số gần 100 người, trong đó có khoảng 20 người làm nghề đánh bắt hải sản ngoài đại dương. Cái tên “làng ngư dân đi Tây” có lẽ cũng được ra đời từ đó như một cách nói vui về ngôi làng đặc biệt này.

 

     Đa phần các ngư dân ở đây đi làm việc tại 2 thị trường chính là Nhật Bản và Hàn Quốc. Là 2 đất nước có nền khoa học, công nghệ hàng đầu thế giới, việc đánh bắt thủy hải sản tại đây được áp dụng rất nhiều máy móc công nghệ cao nên tiết kiệm được rất nhiều sức lao động. Và theo đánh giá của những người đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản thì mọi thứ trở nên nhàn hạ hơn rất nhiều so với công việc ở trong nước. Không chỉ vậy, mức lương từ 20 đến 40 triệu đồng một tháng cùng chế độ nghỉ phép 40 ngày/năm là một chế độ đãi ngộ không thể tốt hơn.

 


     Sau khoảng thời gian 3 - 5 năm kể từ ngày có người đi làm ngư dân tại 2 nước kể trên, bộ mặt làng quê tại Kỳ Xuyên đã có những thay đổi đáng kể. Những căn nhà cấp bốn tồi tàn ngày trước đã thay bằng những căn biệt thự cao tầng, đường sá được rải nhựa khang trang. Đi đến bất cứ nơi đâu trên vùng quê yên bình này, chúng tôi cũng thấy niềm vui ánh lên trong mắt những người dân hàng ngày được ăn ngon, mặc đẹp; thấy tiếng cười trong trẻo của em thơ khi được cắp sách tới trường. Có được tất cả những điều kỳ diệu đó là nhờ một phần không nhỏ từ việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động Nhật trong thời gian qua. Hy vọng rằng với đà phát triển như hiện tại, sẽ còn biết bao điều kỳ diệu khác cũng sẽ đến với khắp mọi miền Tổ quốc yêu thương.