Mức xử phạt lao động bỏ trốn, không về nước đúng thời hạn lên tới 100 triệu
- Thứ năm - 10/11/2016 09:18
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
lao dong xuat khau zovy
Thời gian gần xảy ra rất nhiều tình trạng lao động bỏ trốn hay hết hạn hợp đồng nhưng không về nước gây ra những vấn đề nhức nhối trong thị trường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Gây ảnh hưởng không tốt về mối quan hệ giữa 2 nước. Lao động không biết rằng, đó là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính rất nặng
Theo quy định của Nghị định 95/2013/NĐ – CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm và đưa người lao động đi nước ngoài thì từ 10/3/2014, người lao động làm việc ở nước ngoài bỏ trốn khỏi nơi làm việc trong hợp đồng hoặc ở lại làm việc trái phép sẽ bị phạt tiền 80 – 100 triệu đồng nếu người lao động rơi vào 1 trong 4 nhóm sau sẽ bị xử phạt:
1. Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hợp đồng lao động, hết hạn cư trú
2. Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng đã thỏa thuận
3. Nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng
4. Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định
Ngoài mức xử phạt là 80 – 100 triệu đồng. Người lao động còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 – 2 – 3, cấm đi xuất khẩu lao động Nhật trong thời hạn 2 năm đối với hành vi vi phạm tại điểm 1 và 2. Cấm đi làm ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm 3 – 4
Theo thông tư này. Nếu quyết định xử phạt không thể giao trực tiếp cho người vi phạm thì sẽ được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi cư trú của người bị xử phạt trước khi đi làm việc ở nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi đã ra quyết định xử phạt và gửi cho gia đình người bị xử phạt hoặc người bảo lãnh
Trước đó, thời điểm bắt đầu xử phạt đã được lui từ 10/1 đến 10/3. Lý do vì có nhiều lao động có nguyện vọng về nước nhưng không kịp đúng hạn bởi nguyên nhân khách quan. Thực tế, trong 2 tháng, số lượng về nước tiếp tục tăng cao, có những địa phương lao động về nước lên tới hàng trăm người. Chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội, gần 3.000 lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã về nước. Khoảng 50.000 lao động Việt Nam đang bỏ trốn, cư trú, làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài, đông nhất là Hàn Quốc và Đài Loan. Riêng năm 2014, lượng lao động tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng là hơn 3.5000 người