ĐỐN TIM nhà phỏng vấn vị trí Giáo viên với những câu trả lời sau?
- Thứ ba - 06/08/2019 16:54
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
5 cau hoi 1 1
Trong bài viết dưới đây, Việt Phú sẽ chia sẻ với chúng ta các câu hỏi mà nhà tuyển dụng hay “hỏi xoáy đáp xoay” khi phỏng vấn giáo viên tiếng Nhật tại các trung tâm xuất khẩu lao động. Cách trả lời sau đây sẽ giúp bạn “đốn tim” người phỏng vấn nhé!
Câu 1: HỎI: Tại sao bạn lại chọn công việc giảng dạy? – Câu hỏi này để thăm dò xem bạn có phù hợp với việc giảng dạy và có thể gắn bó lâu dài với giáo dục hay không.
TRẢ LỜI: Với câu hỏi này, đừng trả lời theo kiểu rập khuôn như “mình muốn đóng góp cho sự nghiệp giáo dục” hay “mình muốn rèn luyện tiếng Nhật thông qua việc giảng dạy”. Các bạn cứ trung thực chia sẻ lý do vì sao mình chọn đi dạy, nếu bạn đã từng vật vã với tiếng Nhật và muốn giúp học trò được học một cách tốt nhất, hãy kể câu chuyện của mình.
Còn nếu bạn chưa biết lý do vì sao mình chọn nghề đi dạy? Hãy ngồi xuống suy ngẫm, trò chuyện với bản thân để tìm ra câu trả lời nhé.
2. HỎI: Kinh nghiệm giảng dạy của bạn? – Câu hỏi này để kiểm tra xem bạn đã có những trải nghiệm nào trong việc giảng dạy, qua cách bạn trả lời, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được ngay bạn là “tân binh” hay “cựu binh” trong việc giảng dạy.
TRẢ LỜI: bạn đã dạy bao nhiêu giờ, cho bao nhiêu học viên, dạy đến bài bao nhiêu và đặc biệt quan trọng nhất là kể ra NHỮNG THÀNH TỰU mà học viên của bạn đã đạt được, có video, hình ảnh chứng minh là một điểm cộng.
3. HỎI: Bạn đã dạy những giáo trình nào? – Tương tự như câu hỏi về kinh nghiệm, câu này cũng để kiểm tra trải nghiệm giảng dạy của bạn đến đâu.
TRẢ LỜI: kể tên các chương trình bạn đã dạy, nhấn mạnh các giáo trình mà bạn biết trung tâm đang xài, chứng tỏ là bạn có nghiên cứu trước. Đặc biệt, ở trung tâm đào tạo tiếng của công ty cổ phần đầu tư Việt Phú luôn dùng giáo trình Mina dạy cho thực tập sinh trúng tuyển.
4. HỎI: Bạn dạy từ vựng/ nghe/ đọc/… theo cách nào? – Câu hỏi này để xem bạn có để ý đến việc dạy tiếng Nhật của mình không, bạn rút ra được gì từ quá trình giảng dạy, có tìm tòi nghiên cứu hay không và có đem những điều mình đúc kết được đến cho học trò không.
TRẢ LỜI: Nói rõ TÊN PHƯƠNG PHÁP mà mình đang dùng, việc này đòi hỏi các bạn phải dành thời gian tìm tòi, nghiên cứu và thực sự trải nghiệm qua các phương pháp này rồi mới có thể chia sẻ một cách tự tin và thuyết phục được.
5. HỎI: Theo bạn, kỹ năng tiếng Nhật nào là quan trọng nhất? – Câu hỏi này để xem bạn chú trọng đến phần nào trong bài dạy của mình và trọng tâm của bạn có giống với nội dung dạy của trung tâm không.
TRẢ LỜI: Trong quá trình giảng dạy, bạn thấy kỹ năng nào học trò cần nhất để có thể sử dụng tiếng Nhật thành thạo? Vì sao như vậy? – Nếu bạn có câu chuyện về học trò chú trọng vào kỹ năng bạn dạy và tiến bộ, hãy khoe ngay nhé!
6. HỎI: Trong lớp học trò không thích học, học yếu,… thì bạn xử lý thế nào? – Câu hỏi này rất quan trọng, vì cách bạn xử lý các tình huống mà trung tâm đặt ra (thường là các tình huống họ hay gặp) sẽ thể hiện bạn có phải là giáo viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm hay không.
TRẢ LỜI: Phần này đòi hỏi các bạn phải có kinh nghiệm, phải trải qua thì mới trả lời thuyết phục được. Do đó, nếu chưa có kinh nghiệm, hãy thể hiện cho họ thấy là dù bạn chưa trải qua tình huống này, nhưng bạn có mindset đúng, sẵn sàng làm hết sức và học hỏi nhé. Bạn nhớ đưa ra ví dụ để mình chứng nhé! Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào câu trả lời của bạn để đánh giá bạn có tiềm năng và có đào tạo được không?
7. HỎI: Bạn còn câu hỏi nào không? – Thường tới lúc nghe câu này là chúng ta đã rất muốn kết thúc buổi phỏng vấn để ra về rồi, nhưng đừng vội nhé các bạn, đây là cơ hội cuối cùng để chúng ta tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và thể hiện phong thái chuyên nghiệp, nghiêm túc với công việc của mình.
HỎI LẠI: Các câu hỏi bạn có thể hỏi để tìm hiểu thêm về trung tâm (nếu bạn chưa được cung cấp thông tin)
– Các phương pháp giảng dạy & giáo trình mà trung tâm đang sử dụng là gì?
– Độ tuổi giảng dạy chính của trung tâm?
– Trung tâm có bao nhiêu học sinh?
– Nếu không nghe đề cập đến lương, các bạn cứ mạnh dạn hỏi “còn vấn đề lương thì thế nào ạ?”, để được thông tin chi tiết rõ ràng, mình không bị thiếu thông tin nhé
– Kết quả sẽ được thông báo thế nào? Nếu được nhận thì khi nào tôi có thể nhận lớp?
Bên cạnh việc nắm được ý đồ của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn, chúng ta cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng để thể hiện bản thân tốt nhất trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Các bạn hãy dành ra 1 buổi, ngồi viết xuống triết lý giáo dục của mình, những điểm mạnh yếu của bản thân, kinh nghiệm giảng dạy, cách mình xử lý tình huống,… (có thể dựa trên các câu hỏi trên) và luyện tập nói cho thật suôn sẻ, thật truyền cảm nhé.
Chúc các bạn chiến thắng vang dội trong các cuộc phỏng vấn sắp tới!